Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc đối với một số địa phương
Nguyễn Thanh Tùng là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), hiện đang làm giáo viên IELTS tự do. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành tích 9.0 IELTS của anh là một quá trình ôn luyện và thi cử kéo dài suốt 10 năm.Lý do Tùng quyết tâm đạt được điểm số cao này không chỉ để khẳng định năng lực của bản thân mà còn là để tạo niềm tin với học viên. "Mình là giáo viên dạy IELTS tự do, nên mình muốn chắc chắn rằng những gì tôi dạy cho học viên đều chính xác. Điểm số 9.0 sẽ là bằng chứng cho sự tin tưởng mà học viên dành cho mình", Tùng chia sẻ.Hành trình của Tùng bắt đầu từ những năm đại học, khi anh quyết định làm quen với kỳ thi IELTS. Lần đầu thi vào năm 2014, Tùng đạt 7.5, một con số không tồi, nhưng không đủ để anh hài lòng. "Mặc dù mình đạt điểm khá cao, nhưng kỹ năng viết (writing) và kỹ năng nói (speaking) vẫn chỉ được 6.5. Và mình phải cải thiện rất nhiều", Tùng nói tiếp.Sau đó, Tùng quyết định tập trung cải thiện hai kỹ năng khó nhằn này. Mất đúng 10 năm, anh mới có thể đạt được điểm số 9.0. "Cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng viết là cả một quá trình vất vả. Lần đầu mình thi IELTS, chi phí thi là 3,5 triệu đồng. Những lần sau, chi phí cứ tăng dần lên. Trong suốt thời gian này, mình ước tính đã chi khoảng 80 triệu đồng cho việc thi. Nếu tính thêm chi phí tham gia các lớp học do cựu giám khảo tổ chức online, tổng chi phí rơi vào khoảng 100 triệu đồng", Tùng chia sẻ.Không dừng lại ở việc đi thi, Tùng còn dành nhiều giờ mỗi ngày để luyện tập. Tùng chia sẻ mỗi ngày anh dành ra 5 giờ để luyện kỹ năng nói và 5 giờ tiếp theo để luyện kỹ năng viết. "Có những lúc mệt mỏi, mắt không mở nổi, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ đến việc bỏ cuộc thì sẽ làm gương xấu cho học viên, nên lại tự động viên bản thân phải tiếp tục", Tùng chia sẻ.Theo Tùng, một trong những thử thách lớn nhất trong hành trình luyện thi của anh là không có lớp học nào dành riêng cho việc đạt điểm 9.0. "Khi mình chia sẻ mục tiêu đạt 9.0 với các giáo viên, họ đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Chính vì vậy, mình quyết định tự học. Trong suốt quá trình ôn luyện, mình phải tự tổ chức lại những kiến thức đã học sao cho dễ áp dụng vào thực tế. Để đạt 8.0, bạn có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng, nhưng để đạt 9.0 thì không ai có thể đưa ra một lộ trình cụ thể. Vì vậy, mình cảm thấy như đang đi trong bóng tối mà không có đèn pin", anh nói.Bên cạnh việc luyện tập truyền thống, Tùng còn ứng dụng công nghệ, đặc biệt là sử dụng AI như ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết và nói. "Khi luyện viết, mình nhập câu trả lời vào ChatGPT và nhờ công cụ này đánh giá về ngữ pháp, cách diễn đạt, giúp mình cải thiện câu văn sao cho tự nhiên và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, mình còn sử dụng AI để luyện phát âm và ngữ điệu như thu âm phần Speaking và nhận phản hồi về phát âm, ngữ điệu và độ trôi chảy trong bài nói. Việc này giúp mình cải thiện khả năng phản xạ và điều chỉnh phát âm để trở nên tự nhiên hơn", Tùng bộc bạch.Theo Tùng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc học tiếng Anh chính là kiên trì và sự chủ động. "Việc luyện tập nhiều là điều kiện cần, nhưng quan trọng hơn là biết phải luyện tập cái gì. Khi luyện đề, bạn không chỉ làm cho xong rồi tra kết quả, mà phải học được điều gì từ mỗi đề thi", anh nói.Tùng chia sẻ một trong những bí quyết để giỏi tiếng Anh của anh là luyện kỹ năng nói nhiều để cải thiện kỹ năng nghe. "Khi bạn luyện kỹ năng nói thường xuyên, bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Điều này giúp bạn nghe tốt hơn", Tùng nói.Anh cũng áp dụng phương pháp học viết để cải thiện đọc: "Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ quen với cách sử dụng từ vựng học thuật, cấu trúc câu phức tạp và cách trình bày ý tưởng rõ ràng. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn".Tùng mong rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Theo Tùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đạt IELTS 9.0 là một điều gì đó là quá khó khăn và đừng để những lời nói bên ngoài làm bạn mất niềm tin vào mục tiêu của mình. Nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy đứng dậy và tiếp tục đi.Anh cho biết: "Những lúc mệt mỏi, mình nghĩ đến mục tiêu lớn mà bản thân đang hướng tới và lại tiếp tục ngồi dậy học. Khi học sinh nhìn thấy sự cố gắng của thầy, họ cũng sẽ có động lực để kiên trì hơn trong việc học". Nhìn lại hành trình 10 năm gian nan, Tùng đã chứng minh rằng, với sự kiên trì, phương pháp học đúng đắn và việc áp dụng công nghệ, không gì là không thể.Nguyễn Thị Như Ý, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết bạn rất ngưỡng mộ với sự kiên trì và bền bỉ của Tùng. "Anh ấy là nguồn động lực lớn trong hành trình học tiếng Anh của mình. Những gì anh ấy đã trải qua và đạt được khiến mình cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân và thêm quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập", Ý nói.Hoàng Khánh Linh, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Linh Trung (TP.HCM), nhận xét rằng sự nỗ lực của Nguyễn Thanh Tùng trong hành trình đạt được IELTS 9.0 là một tấm gương sáng cho quá trình học tập kiên trì và đạt được mục tiêu. Theo chị Linh, điều đáng trân trọng ở Tùng không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là sự cống hiến cho học viên của mình. "Tùng đã bỏ ra thời gian, công sức và trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện bản thân, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý giá với học viên. Điều này khiến tôi rất ngưỡng mộ", chị Linh nói.Cường kích 'Thần sấm 2' A-10 của Mỹ sắp tìm được nhà mới?
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Ghé làng khô cá biển Sóc Trăng, choáng ngợp trước 50 loại khô
Giới chuyên gia hoàn toàn nhất trí rằng trái đất sẽ không thể mãi mãi là ngôi nhà chung của sự sống. Đến một thời điểm trong tương lai, mặt trời sẽ đốt hết nhiên liệu và kéo theo vận mệnh bi thảm của địa cầu.Tuy nhiên, trước khi thời khắc đó xảy ra, nhiệt độ tăng cao đến ngưỡng cực đoan sẽ đe dọa khả năng sinh tồn của loài người. Và sẽ đến lúc trái đất không còn ôxy.
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Gợi ý tủ đồ mùa thu cho nàng xuống phố trà chiều cùng nàng hậu Kim Ngân
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.Trả lời một số câu hỏi của Báo Thanh Niên, giáo sư Dũng chia sẻ: "Chấn thương liên quan đến cơ, xương và những thứ xung quanh. Nếu thực hiện mổ mở thì sẽ ảnh hưởng đến màng xương và những tổ chức cơ xung quanh, khiến quá trình liền xương bị chậm lại. Vì thế, chúng tôi thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn một chút, đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại nhiều hơn, đó là đóng đinh bằng kim, tức là không mở chỗ gãy ra để đảm bảo sự nguyên vẹn cho phần cơ. Chúng tôi đóng đinh xuyên qua chỗ gãy và cố định lại.Chúng tôi cũng tính toán rất kỹ cho từng con vít, đảm bảo làm sao vừa khít với mặt xương, không được nhô ra một chút nào. Để khi lành lặn và Son tập luyện trở lại sau 6, 9 tháng hay 1 năm, chấn thương này không còn ảnh hưởng gì hết. Đối với người bình thường, nếu bị nhô ra 1, 2 mm thì cũng không có vấn đề gì nhưng với cầu thủ như Xuân Son thì phải tính toán kỹ đến từng mm, phải đo đạc trên máy tính. Yêu cầu mà chúng tôi đưa ra không chỉ là giúp Son hồi phục mà còn là các đinh, vít không được gây ra trở ngại khi Son trở lại tập luyện. Với người bình thường, sau 1 năm rưỡi thì có thể rút đinh nhưng với VĐV thì cần lâu hơn một chút".Bác sĩ nói thêm về tình hình hiện tại của Xuân Son: "Giờ Son có thể nói là tạm ổn rồi. Bạn ấy có thể tập luyện một số bài tập thụ động. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần phải theo dõi cơ kỹ càng vì với chấn thương như vậy thì cơ cũng bị đụng dập. Trước khi mổ, chúng tôi cũng phải kiểm tra các nguy cơ thuyên tắc mạch do Son phải di chuyển hơn 2 tiếng trên máy bay. Chúng tôi theo dõi Son rất kỹ càng. Son giờ đã có thể di chuyển bằng nạng được rồi. Tuy nhiên, chúng tôi đang tích cực điều trị tại chỗ, ở phòng bệnh rất tiện nghi nên Xuân Son chỉ cần di chuyển ra nhà vệ sinh thôi". Sáng 7.1, Xuân Son cũng được các lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến thăm hỏi, động viên. Ngoài ra, các đồng đội của anh ở đội tuyển Việt Nam như Nguyễn Tiến Linh, Đỗ Duy Mạnh cũng đến và gửi nhiều lời chúc tốt đẹp cho tiền đạo này.